Trang

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Cánh chung luận theo Kitô giáo liên quan đến cuộc chung thẩm và đời sống tín hữu



Trọng kính quí anh chị em trong Chúa Kitô và Nhiệm Thể Giáo Hội của Người,
Không ngờ bài giảng cho Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, kết thúc phụng niên Năm A, của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, đã gây sôi động trong cộng đồng Công giáo Việt Nam cả trong nước lẫn ngoài nước. Theo dõi diễn tiến qua các email được trao đổi hay chuyền cho nhau đọc, tôi thấy thành phần được gọi là trí thức thì vận dụng kiến thức của mình để kịch kịch liệt và thật hung dữ phản bác bài giảng này, trong khi đó thành phần bình dân thì tỏ ra hoang mang bối rối không biết thực hư thế nào, nhưng hoàn toàn không tin những gì thành phần trí thức tung ra mà cũng không làm sao hóa giải được, ngoại trừ một số hiếm quí đã cố gắng lên tiếng vắn gọn để làm sáng tỏ vấn đề.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa nguôi vì cứ xoay quanh chỉ một trích đoạn duy nhất ngắn ngủi trong toàn bài giảng dài hơn hai trang của vị giảng thuyết viên. Trong khi đó, theo nguyên tắc nhận định và phê bình một cách chính xác và khách quan, chúng ta cần phải nghe một cách kỹ lưỡng và cẩn thận toàn bài giảng của vị chúng ta muốn xây dựng. Theo tôi thì, sau khi nghe xong toàn bài giảng của Đức Cha Khảm (xin xem bản đính kèm), tôi thấy được có một cuộc hòa tấu đâu đây rất hay giữa Đức Cha và thành phần anh em trí thức của chúng ta. Tôi sẽ cố gắng trình bày cuộc hòa tấu rất lý thú đối với tôi này trong bài này xem có đúng như thế không nhé.
I.-  Phân tích bài giảng của Đức Cha Khảm

Trước hết, bài giảng của Đức Cha Khảm, căn cứ vào nội dung rất rõ ràng của nó, có thể được đặt nhan đề là: "Cánh Chung Luận theo Kitô Giáo liên quan đến Cuộc Chung Thẩm và đời sống tín hữu".

Với nhan đề này, bố cục của bài giảng của Đức Cha có thể được chia làm 3 phần: 1- Cánh chung luận nói chung, 2- Cánh chung luận theo Kitô giáo, 3- Cánh chung luận liên quan đến cuộc chung thẩm và đời sống tín hữu. Trong bản văn về bài giảng của Đức Cha tôi nghe và ghi lại như được đính kèm theo email này tôi đã sử dụng 3 mầu mực để chia làm 3 đoạn theo bố cục như tôi vừa đề cập: mầu đen cho phần 1, mầu xanh cho phần 2 và mầu tím cho phần 3. Thật ra, vì để rõ ràng cho vấn đề phân tích về bài giảng đang gây xôn xao không ít này tôi mới chia làm 3 phần như vậy, chứ tự bài giảng chỉ có hai phần: phần lý thuyết về ý nghĩa của cánh chung luận theo Kitô giáo và phần áp dụng thực hành theo chiều hướng cánh chung luận theo Kitô giáo này nơi đời sống Kitô hữu Công giáo chúng ta, thế thôi. Ở đây chúng ta theo bố cục 3 phần của bài giảng:
Trong phần "1- Cánh chung luận nói chung", Đức Cha Khảm đã đề cập tới 2 điểm sau đây: 1- ý nghĩa của cánh chung luận theo lý thuyết; 2- ý nghĩa của cánh chung luận trên thực tế: ở đời thường và trong xã hội chủ nghĩa.
Trong phần "2- Cánh chung luận theo Kitô giáo", Đức Cha Khảm cũng nhấn mạnh đến hai điểm then chốt, đó là: 1- cuộc quang lâm của Chúa Kitô hay việc Người đền lần thứ hai, và 2- cuộc chung thẩm hay phán xét chung của Chúa Kitô.
Trong phần "3- Cánh chung luận liên quan đến cuộc chung thẩm và đời sống tín hữu", Đức Cha Khảm tiếp tục với 2 điểm chính yếu: 1- đừng để mình bị ai xét xử ngoại trừ Chúa Kitô, và 2- hãy xét xử mình theo tiêu chuẩn tỉnh yêu.
Phần tranh luận về bài giảng này của Đức Cha Khảm là đoạn ngài nói về cánh chung luận liên quan tới xã hội chủ nghĩa, đến triết thuyết của Marx cũng gọi là Marxist. Thế nhưng, nếu xét toàn bài giảng, chúng ta thấy ngài chỉ lấy xã hội chủ nghĩa như là một thí dụ điển hình cho vấn đề cánh chung luận đang được ngài cố gắng giải thích và khai triển mà thôi. Chứ ngài không chấp nhận thứ cánh chung luận giả tạo chỉ nhắm tới thiên đường trần gian này mà thôi.
Sau đây, tôi xin trích lại nguyên văn lời ngài giảng ở đoạn đã làm cho một số anh em trí thức của chúng ta hiểu lầm chỉ vì muốn bênh vực Giáo Hội và chống cộng:
 
"Tôi lấy một cái thí dụ. Ta đang sống rất là cụ thể trong một đất nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên cái nền tảng triết học của Marx. Thế thì có nhiều người có thể nghĩ rằng là Marxist vốn là một hệ tư tưởng vô thần cho nên là không có cánh chung luận. Không phải thế.  Trái lại, Marxist có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể. Marxist trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại là một xã hội cộng sản hoàn hảo, trong đó không còn cảnh người bóc lột người, mà mỗi một người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu là cứ việc xài. Người ta sống với nhau trong tình huynh đệ. Một thiên đàng tại thế. Mà khi mà có điểm tới của lịch sử cả nhân loại như thế, thì mỗi một cá nhân ở trong cái lịch sử đó khám phá ra cái ý nghĩa của những sự hy sinh mà mình chịu đựng. Tôi chết đi thế nhưng sự nghiệp tôi vẫn còn tồn tại mãi trong nhân dân. Tôi hy sinh nhưng mà sự hy sinh đấy không vô nghĩa bởi vì nó xây dựng cho thế hệ tương lai, nó xây dựng cho nhân dân. Một cái cánh chung luận rất là cụ thể và hấp dẫn và chính vì thế nó đã cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu là hy sinh để xây dựng tương lai. Cho nên có đấy chứ không phải không đâu".
Trong đoạn này có 2 câu sẽ và thực sự đã bị hiểu lầm một cách hết sức dễ dàng, nếu không căn cứ vào mạch văn và ý tưởng của toàn bài, đó là:
1- "Thế thì có nhiều người có thể nghĩ rằng là Marxist vốn là một hệ tư tưởng vô thần cho nên là không có cánh chung luận. Không phải thế..." 

2- "Một cái cánh chung luận rất là cụ thể và hấp dẫn và chính vì thế nó đã cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu là hy sinh để xây dựng tương lai. Cho nên có đấy chứ không phải không đâu".

Ở đoạn có vẻ nẩy lửa này, theo tôi, ngài chỉ nói theo chiều hướng của thành phần chủ trương sống chết với chủ nghĩa Marxist hay lạm dụng chủ nghĩa này, chứ không phải là chủ trương thực sự của ngài. Ngài đã sử dụng đại danh từ "tôi" ở đoạn này là cái "tôi" của những ai đang say mê chủ nghĩa Marxist hay lạm dụng chủ nghĩa này mà thôi. Hai câu: "không phải thế" và "cho nên có chứ không phải không đâu" ở đây hoàn toàn gắn liền với cái "tôi" của những ai nhầm lạc theo chủ nghĩa Marxist vì họ cảm thấy những gì được chủ nghĩa cộng sản này phác họa ra như là "một thiên đường tại thế", nên họ cần và đáng "hy sinh... chịu đựng", thậm chí "chết đi" để đánh đổi lấy nó, nhất là "cho thế hệ tương lai... cho nhân dân". Nếu Đức Cha Khảm chủ trương hay cổ võ cho chủ nghĩa cộng sản thì ngài đã không khai triển ý nghĩa đích thực của cánh chung luận theo Kitô giáo ngay sau đó.

Phần cánh chung luận theo Kitô giáo của ngài liên quan đến cuộc chung thẩm chẳng những đầy công bằng mà còn toàn bác ái yêu thương của Chúa Kitô đối với lịch sử nhân loại thực sự là một phản đề hết sức nhức nhối cho chủ trương cánh chung luận duy hiện thực của chủ nghĩa Marxist mà một số tưởng rằng ngài dùng tòa giảng để cổ võ. Chỉ cần trích một câu của ngài nói trong phần về cánh chung luận theo Kitô giáo này cũng đủ thấy, thấy rằng ngài đang khéo léo ám chỉ chẳng những đến xã hội cộng sản Việt Nam đang càng ngày càng hết sức suy đồi như vừa bị hội chứng liệt kháng AIDS vừa bị ung thư đồng nghĩa với chết chóc băng hoại, mà còn đến cả những anh chị em nạn nhân vô cùng đáng thương của thành phần lạm dụng chế độ này nữa, thành phần anh chị em nạn nhân đáng khâm phục hình như đang được Trời Cao sử dụng huyết lệ của họ cho một "cánh chung" Việt Nam.

"Cái s phán xét này, đối vi mt triết gia người Đức như là Kant, đó là cái đòi hi ca công bng. Con người ta mê mt cái khát vng công bng, mà bao nhiêu c gng trong lch s nhân loi là để thc hin cái công bng, nhưng mà thc tế thì không có. Có những kẻ gian ác mà cuộc sống cứ phây phây thảnh thơi vậy. Đang khi đó bao nhiêu người hiền đức thì bị trù dập, bị đau khổ. Không có công bng. Phi có mt cái cõi nào đó mà Kant bo rng công bng tuyt đối nó được thiết lp, để mi mt người được tr li cho h tt c nhng gì mà h đã làm trong cuc sng trn thế này. Cho nên ông ta da vào đó để mà chp nhn có Thiên Chúa".

II.-  Hợp tấu bài giảng với Đức Cha Khảm

Sau nữa, những gì Đức Cha Khảm nói, ít là 2 điểm then chốt: 1- về cánh chung luận của chủ nghĩa cộng sản, và 2- về công bằng cánh chung của Kitô giáo, cho dù vắn gọn hay chưa nói hết hoặc không muốn nói ai cũng hiểu, đều đã được một số những người anh em trí thức của chúng ta quả thực hồ hởi nhào vô phụ giúp Đức Cha làm sáng tỏ những điều như thế.

Đúng là một cuộc hợp tấu không hẹn mà hò. Sau đây là những đóng góp rất hữu ích của những người anh em trí thức Việt Nam hải ngoại cho những tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản (liên quan tới cánh chung luận duy hiện thực) và chế độ cộng sản (liên quan đến bất công trong xã hội) được Đức Cha Khảm đề cập đến một cách bóng gió trong bài giảng của ngài:

1- Về cánh chung luận của chủ nghĩa cộng sản

Đức Cha Khảm giảng theo chiều hướng cái "tôi" của người say mê hay lạm dụng chủ nghĩa cộng sản: "Một cái cánh chung luận rất là cụ thể và hấp dẫn và chính vì thế nó đã cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu là hy sinh để xây dựng tương lai. Cho nên có đấy chứ không phải không đâu".

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh viết trong email gửi ngày 12/12/2011:

"Cánh chung luận của Marx / thiên đàng địa giới của cs. Ai cũng biết  Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, ân oán hận thù làm căn bản, đường lối thực hành để đi tới thiên đàng địa giới không cần biết việc đó tốt hay xấu, hoàn toàn ngược lại với giáo thuyết yêu thương của Chúa. Phương Châm “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” của người cs đã bị thế giới, nhất là những nhà đạo đức và Giáo Hội CG cực lực phản đối. Cả hàng triêu triệu người chết dưới bàn tay cs từ ngày chủ thuyết cs xâm nhập và  được thi hành ở Nga Sô Viết, Đông Âu và tất cả các nước cs trên thê giới, ngay cả cho đến giờ này ở TQ và VN vẫn còn tràn ngập chết chóc oán hận và tù ngục. ...

GS Đaminh Phan văn Phước viết qua email nhận được ngày 14/12/2011:

"Mác chẳng có ''cánh chung luận'' nào cả! Các ông Engels, Marx đẻ ra ''chủ nghĩa cộng sản'' là ước mơ bắt chước Giáo Hội tiên khởi còn ít Tín Hữu mà Sách Tông Đồ Công Vụ kể lại như sau: ''Ngày ngày, họ đồng tâm nhất trí, chuyên cần lui tới Ðền Thờ, bẻ bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của nuôi thân, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân. Và Chúa cho Cộng Đoàn mỗi ngày có thêm người được cứu độ.'' (TĐCV 2,46-47)"

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế, viết từ Geneva ngày 14.12.2011: 

"Thực ra Lý thuyết Triết học của Marx không thời danh. Chính Lénine đã làm cho Triết học của Marx được nhiều người nhắc tới bởi vì Lénine, rồi Staline đã tạo được cả một Đế quốc Cộng sản rộng lớn và hung dữ.
 
"Lý thuyết Cánh Chung Luận về Thiên đàng trần thế là ăn cắp từ Thomas MOORE và Lý thuyết Vong thân Lao động là ăn cắp của David RICARDO. Đây không phải là những Lý thuyết thuần túy sáng tạo của Marx. Cả hai Lý thuyết này chính yếu thuộc lãnh vực Kinh tế, chứ không phải là suy tư triết học...
"Thời Trung Cổ Âu châu, phía Thiên Chúa Giáo đã khai triển những Dòng Tu được coi là những Cộng đồng Cộng sản về Kinh tế. Nhưng phải đợi đến đầu Thế kỷ thứ XVI, với Thomas MOORE (1477-1553), thì lý thuyết về một Chủ thuyết Xã Hội Kinh tế mới được phát triển có hệ thống. Thomas MOORE là người tôn sùng đạo Thiên Chúa. Được Vua HENRI VIII Anh quốc trọng dụng, nhưng vì cương trực phản đối lại Vua về vấn đề rắc rối vợ con, nên Oâng đã bị hành quyết. Năm 1516, cuốn sách Utopie ra đời và ông chủ trương Nhà Nước Utopie (Etat d’Utopie). Bắt đầu từ Thế kỷ XVI, Xã hội Tây phương có những xáo trộn về mọi phương diện: Tôn giáo, Tư duy, Nghệ thuật, Kinh tế, Xã hội... Oâng tìm kiếm một Thể chế có trật tự mà mẫu Cộng đồng trật tự nhất là các Dòng Tu. Giáo sư Sử học Kinh tế Jean-Marie VALARCHE đã viết: “Il (Thomas MOORE) prévoit un dirigisme absolu de l’Etat“ (Oâng (Thomas MOORE) dự trù một chủ thuyết Chỉ huy tuyệt đối của Nhà Nước). Theo đúng Lý thuyết được khai triển bởi Thomas MOORE, Karl MARX đã lấy mẫu mực một Dòng Tu áp dụng cho Tổ chức Xã hội, nhất là Kinh tế: làm việc theo chỉ thị của người đứng đầu, cộng chung những sản phẩm, tiêu thụ theo nhu cầu từng người, chỉ có hệ thống phân phối giữa cung và cầu mà không có thương mại. Cái mẫu mực Tổ chức Xã hội, nhất là Kinh tế, được Oâng gọi là Thiên đàng trần thế mà Ngợm Khảm tuyền truyền trong Nhà Thờ...
 
"Lénine và Trotsky đã triệt để sử dụng Lý thuyết Cánh Chung Luận Thiên đàng trần thế như một Giấc mơ, một thứ Tôn giáo để thúc đẩy quần chúng đấu tranh. Lénine và Trotsky đã thay thế Thiên đàng Tôn giáo bằng Thiên đàng trần thế vô thần để đẩy cuộc đấu tranh đến cuồng tín. “Định hướng XHCH” của CSVN cũng là một giấc mơ để nhử mồi quần chúng... 
"Marx nghèo khổ và đông con, Lý thuyết của Marx chính yếu là một Lý thuyết về Kinh tế. Chủ trương Kinh tế Cộng sản đã thất bại hoàn toàn. Giấc mơ Kinh tế kiểu này của Marx là ăn cắp giấc mơ Kinh tế của Thomas MOORE thời Trung Cổ dựa trên hình hảnh lan tràn của các Dòng Tu: làm việc bỏ chung vào, rồi hưởng theo nhu cầu, các Tu sĩ sống chung trong tình huynh đệ.
"Các Dòng Tu thời Trung Cổ đã có thể tổ chức Kinh tế kiểu này vì có ĐỨC TIN mạnh vào Thiên Chúa, TIN vào thưởng phạt Thiên Đàng sau khi chết. Chính Lòng Tin Tôn Giáo, vào Thiên Đàng sau khi chết này mới khuyến khích các Tu sĩ sống theo kiểu:
“-không còn cảnh người bóc lột người.
-mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài.
-người ta sống với nhau trong tình huynh đệ. Một thiên đường tại thế.”
"Marx ăn cắp mẫu Tổ chức Kinh tế của Dòng Tu như vậy qua Thomas MOORE, thì Marx lại cắt cái phần Tôn Giáo đi, tức là cắt cái động lực chính yếu làm cho đời sống các Tu sĩ có thể tôn trọng Tổ chức Kinh tế. Đó là việc tréo cẳng ngỗng của Lý thuyết Mars: một Thiên đàng trần thế có thể tồn tại được như kiểu Dòng Tu với lòng Tin mãnh liệt vào Thiên đàng sau khi chết. Khi cắt đi lòng Tin mãnh liệt Tôn giáo vào Thiên đàng sau khi chết, thì Thiên đàng trần thế của Marx mất sức cầm cương của Thiên đàng Tôn giáo và biến thành Hỏa ngục trần thế ở đó các cán bộ Công sản VÔ THẦN không còn là những Thầy Dòng với ĐỨC TIN Tôn giáo, mà là những TÊN cán bộ VÔ THẦN thần xâu xé, lừa đảo nhau về miếng ăn.
"Cánh Chung Luận của Marx là một HỎA NGỤC trần thế. Thế giới Cộng sản đã sụp đổ vì cái Hỏa Ngục này. CSVN cũng đang sụp đổ vì cái Cánh Chung Luận tréo cẳng ngỗng này của Marx".
2- Về công bằng cánh chung theo triết gia Kant

Đức Cha Khảm giảng: "Cái sự phán xét này, đối với một triết gia người Đức như là Kant, đó là cái đòi hỏi của công bằng... Có những kẻ gian ác mà cuộc sống cứ phây phây thảnh thơi vậy, đang khi đó bao nhiêu người hiền đức thì bị trù dập, bị đau khổ"

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh viết trong email gửi ngày 12/12/2011:

"Cán bộ nhà nước, các ông lớn chiếm đoạt tài sản, ruộng vường của dân là hiển nhiên và công khai. Tham nhũng hối lộ là chuyện bình thường không dấu diếm. Làn sóng người từ Nam chí Bắc lũ lượt vể Saigon, Hanội khiếu kiện suốt năm này tháng nọ mà nhà nước đâu thèm giải quyết. Chiếm đoạt tài sản của tôn giáo, của giáo hội CG như tòa khâm sứ, dòng chúa cứu thế Thái Hà ở Hanội v.v…làm chốn ăn chơi, thương mại, bè phái chia chác nhau làm của riêng vẫn hiển nhiên hiện đang xẩy ra. ...

"Máu vẫn đổ, người chết oan uổng vẫn thường xuyên xẩy ra ở VN hiện nay. Công an đánh người chết tỉnh bơ chỉ vì tội rất bình thường là phạm luật giao thông, đả thương giáo dân đốt nến đòi hỏi công lý và sự thật, tranh đấu cho tự do tôn giáo một cách ôn hòa ở Thái Hà, Đồng Chiêm, ……vẫn còn rõ ràng như vừa xẩy ra hôm nay. Bắt người bỏ tù vô cớ như cơm bữa..."

Nhà văn Chu Tất Tiến viết trong email gửi ngày 14.12.2011: 

"...Từ Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, đến các lãnh tụ trong Bộ Chính Trị, và Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản đều là những Đại Gia Tư Bản khổng lồ. Nguyễn Tấn Dũng và gia đình là một trong những nhà Tư Bản giầu nhất Đông Nam Á. Bố là Thủ Tướng, nắm quyền lực chính trị, con gái là Tổng Giám Đốc Đầu Tư, thu hết mọi nguồn tiền từ thế giới đổ vào Việt Nam, coi như hai cha con đã thống lĩnh toàn bộ đất nước về hai mặt Chính Trị và Thị Trường Tư Bản. Chế độ này còn quân chủ hơn các chế độ quân chủ khác trên thế giới vì vẫn áp dụng việc Cha Truyền Con Nối, tiền bạc ăn cướp được của nhân dân chỉ được lưu hành trong hệ thống gia đình, vợ lớn, vợ nhỏ, bồ nhí, cháu, chắt…Với quyền lực mênh mông, vô hạn, lại không có hệ thống kiểm soát, nên tha hồ chia chác tài sản, quyền hành cho nhau. Chế độ này còn KHỐN NẠN hơn mọi chế độ vì có toàn quyền bán đất, bán nước cho ngoại bang. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đều được giao cho người nước ngoài khai thác đến cạn kiệt. Ngoài Tây Nguyên với Bô xít, ngoài các công trình đi khắp đất nước được giao cho Trung Cộng, còn toàn bộ các rừng đầu nguồn, trong đó có rất nhiều tài nguyên, mỏ sắt, mỏ chì, mỏ kẽm… đều được giao cho Trung Cộng, kẻ luôn nuôi mộng xâm lăng nước ta, trong thời gian từ 50 năm đến 100 năm. Những lãnh tụ táng tận lương tâm này biết rằng mình không thể sống thêm 50 năm nữa, và khi mà hợp đồng cho thuê mướn đất chấm dứt, thì chính mình đã thành bộ xương khô rồi, nên mặc kệ cho đất nước cạn kiệt, cũng chả thèm để tâm.

"Thực tế, Chủ Nghĩa Xã Hội đã hoàn toàn triệt tiêu trong thế kỷ 21, chỉ còn lại những biến thể của chế độ Tư Bản, một chế độ “Người Bóc Lột Người, Người Bán Nước Mình, dù vẫn mang nhãn hiệu Cộng Sản”. (10)
"Với trình độ lý luận hiện tại, với phuơng tiện khoa học hiện tại, người ta biết chắc chắn rằng KHÔNG BAO GIỜ CÓ NGÀY MÀ THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN hiện diện ở trần gian, trong đó tất cả tài sản, công cụ lao động, phương tiện lao động và Lao Động đều được tập trung rồi phân chia đồng đều, mọi người "làm theo năng lực, huởng theo nhu cầu", sức khỏe và tài năng đến đâu thì làm đến đó, còn thích ăn, thích ở như thế nào thì cứ việc tự nhiên, vợ anh cũng là vợ tôi, má tôi có thể cũng là vợ anh, tôi muốn ăn đồ nhà anh, muốn xài bất cứ cái gì cũng đặng! (12)"


Nguyện chúc Bình An của Đêm Thánh Vô Cùng luôn ở cùng tất cả chúng ta và từng anh chị em chúng ta. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta, như các mục đồng và 3 chiêm vương gia Đông phương, nhận ra Vị Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chẳng những như một Hài Nhi bé mọn trong máng cỏ hang lừa, mà còn trong hết mọi người anh chị em của chúng ta nữa. Amen.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


-------------------------------------------------------------------------------------


* Toàn văn bài giảng của Đức Cha Khảm